Bức tranh pháp lý tiền điện tử toàn cầu đang dần hoàn thiện
Với nền tảng vững chắc từ những thành công trong năm qua, năm 2025 được dự báo sẽ mang đến nhiều thay đổi quan trọng, định hình bức tranh dài hạn của thị trường crypto. Từ các chính sách pháp lý mới, sự tăng trưởng tiềm năng của các đồng tiền lớn như Bitcoin và Ethereum, đến những cải tiến công nghệ đột phá từ các dự án hàng đầu, tất cả đều hứa hẹn làm nên một năm sôi động. Hãy cùng Daily84 điểm qua những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2025 qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn tham gia Megadrop từ Binance
Ví Binance Web3 là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Binance Web3
Đăng ký tài khoản Binance để cùng Daily84 giao dịch Crypto
Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý Crypto
Năm 2025 chứng kiến những bước tiến quan trọng trong việc hợp pháp hóa và quản lý tiền điện tử trên toàn cầu, từ châu Âu đến châu Á và châu Phi. Các quốc gia đang nỗ lực xây dựng khung pháp lý rõ ràng, tạo hành lang pháp lý cho thị trường tiền điện tử phát triển.
Đông Nam Á: Việt Nam xây dựng hành lang pháp lý vững chắc
Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Với mục tiêu thoát khỏi danh sách xám của FATF về chống rửa tiền vào tháng 5/2025, chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng.
Cụ thể, kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền đã được ký kết: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng 02/2024 đã ký Quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, trong đó chỉ thị Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng bộ khung pháp lý để quản lý tài sản ảo.
Những động thái cụ thể bao gồm việc đưa định nghĩa về blockchain và tài sản số vào Luật Công nghiệp công nghệ số vào tháng 10/2024, tạo tiền đề pháp lý cho việc Quốc hội chính thức công nhận lĩnh vực này và các bộ ngành liên quan có thể ban hành quy định quản lý cụ thể.
Tiếp đó, vào tháng 11/2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain, đến năm 2030 được ban hành. Đây là văn bản pháp luật cấp cao nhất từ trước đến nay liên quan đến công nghệ blockchain tại Việt Nam, thể hiện tầm nhìn dài hạn và quyết tâm đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong ứng dụng blockchain trong khu vực thông qua nhiều biện pháp và chế tài khuyến khích phát triển nội lực trong nước.
Những động thái trên cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng đưa tài sản số và công nghệ blockchain vào khuôn khổ pháp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, vừa tạo điều kiện để bắt kịp với xu hướng tiến bộ toàn cầu này.
Châu Âu và Bắc Phi: Ukraine và Morocco hướng tới hợp pháp hóa
Trong bối cảnh xung đột kéo dài, Ukraine đang thể hiện quyết tâm hợp pháp hóa tiền điện tử. Dự kiến vào đầu năm 2025, dự luật liên quan sẽ được thông qua, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc công nhận tài sản số tại quốc gia này. Đáng chú ý, động thái này diễn ra sau khi Nga, quốc gia đang có xung đột với Ukraine, cũng đã hợp pháp hóa tài sản số và cho phép sử dụng chúng trong thanh toán quốc tế.
Cùng thời điểm đó, Morocco cũng đang tiến gần hơn đến việc hợp pháp hóa tiền điện tử sau lệnh cấm được ban hành vào năm 2017. Quyết định này được thúc đẩy bởi mong muốn thúc đẩy tài chính toàn diện và đạt được các mục tiêu chính sách công của quốc gia.
Vương quốc Anh: Hoàn thiện khung pháp lý toàn diện
Tại châu Âu, Vương quốc Anh cũng đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý toàn diện cho tiền điện tử. Dự kiến vào quý 4/2025, các quy định liên quan đến nhiều khía cạnh của thị trường tiền điện tử, bao gồm lạm dụng thị trường, sàn giao dịch, cho vay, staking, stablecoin và lưu ký, sẽ được hoàn thiện sau một loạt các cuộc thảo luận và tham vấn. Với các chính sách rõ ràng về cấp phép, quản lý và bảo vệ người dùng, Vương quốc Anh đang khẳng định vị thế là một trung tâm tiền điện tử hàng đầu.
Donald Trump trở lại Nhà Trắng: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ
Kết thúc năm 2024, thị trường tiền mã hóa đã chứng kiến một bước ngoặt lịch sử khi Bitcoin vượt ngưỡng 100.000 USD. Thành tựu này không chỉ khẳng định sức hút của tiền mã hóa mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho toàn ngành.
Ngày 20/01/2025 sẽ đi vào lịch sử với lễ nhậm chức của ông Donald Trump, đánh dấu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông. Đây là một trong những “cú lội ngược dòng” đáng nhớ nhất trong chính trường nước Mỹ.
Sự trở lại này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với chính trị nội bộ Hoa Kỳ mà còn hứa hẹn tạo nên những tác động sâu sắc trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã tập trung nhiều vào crypto để thu hút sự chú ý. Những cam kết nổi bật của ông bao gồm:
- Xây dựng hình ảnh “Tổng thống của tiền mã hóa.”
- Tham gia trực tiếp vào các dự án NFT và giao lưu với cộng đồng người ủng hộ.
- Chấp nhận quyên góp chiến dịch bằng tiền mã hóa, khẳng định sự ủng hộ đối với công nghệ blockchain.
- Đưa ra kế hoạch tháo gỡ rào cản pháp lý cho các doanh nghiệp và ngành khai thác tiền mã hóa.
- Đặt tham vọng biến Hoa Kỳ thành trung tâm toàn cầu về tiền mã hóa, giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Những động thái này có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho crypto tại Mỹ, với các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn dành cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngành.
Pháp lý crypto toàn cầu: Một làn gió mới dưới thời Donald Trump
Sự trở lại của Donald Trump với tư cách Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không chỉ mở ra những thay đổi lớn trên chính trường mà còn mang đến hy vọng cho một môi trường pháp lý thân thiện hơn với crypto. Với những cam kết mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đang tạo ra nền tảng cho một tương lai tươi sáng hơn cho tiền mã hóa tại Mỹ và trên toàn cầu.
Thay đổi lớn trong pháp lý crypto tại Hoa Kỳ
Gary Gensler từ chức – Một chương mới cho SEC
Thời gian: 20/01/2025
Một sự kiện đặc biệt đánh dấu ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Donald Trump là việc Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), chính thức rời khỏi vị trí của mình. Trong suốt nhiệm kỳ từ tháng 4/2021, Gary Gensler đã để lại dấu ấn với những chính sách quyết liệt nhằm tăng cường tính minh bạch và kỷ luật trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, ông cũng trở thành nhân vật gây tranh cãi mạnh mẽ trong lĩnh vực crypto.
Dưới sự lãnh đạo của ông Gensler, SEC đã thực hiện hàng loạt biện pháp trấn áp các công ty crypto, từ gửi thư cảnh cáo đến khởi kiện các sàn giao dịch lớn như Coinbase, Binance, và Kraken. Các dự án blockchain, stablecoin, NFT, và DeFi cũng không nằm ngoài tầm ngắm, dẫn đến áp lực lớn đè nặng lên ngành công nghiệp này.
Dưới sự lãnh đạo mang tính “cứng rắn” của Gary Gensler, SEC đã ghi nhận một năm tài chính 2024 với con số kỷ lục 8,2 tỷ USD tiền phạt – mức cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử cơ quan này. Điều đáng chú ý là thành tích này đạt được ngay cả khi số lượng các vụ thực thi giảm 26%, xuống còn 583 vụ so với năm trước.
Con số ấn tượng trên vẫn chưa bao gồm hàng loạt vụ kiện lớn với cáo buộc vi phạm chứng khoán còn đang chờ xử lý. Những “mục tiêu” của SEC trải rộng từ các sàn giao dịch lớn như Coinbase, Binance, Kraken, và Crypto.com đến các công ty blockchain hàng đầu như Ripple, Consensys, và Immutable. Ngay cả những dự án như stablecoin TUSD, nền tảng DeFi Mango Markets, hay các sàn giao dịch NFT như OpenSea và DEX Uniswap cũng không thoát khỏi tầm ngắm. SEC thậm chí gây áp lực lớn đối với các sản phẩm như ETF Solana và buộc các đơn vị như eToro hay Terraform Labs phải nộp phạt.
Paul Atkins: Hy vọng mới cho cộng đồng crypto
Tân Chủ tịch SEC, Paul Atkins, là một lựa chọn được kỳ vọng sẽ mang đến sự cân bằng hơn trong cách tiếp cận thị trường tài chính. Với quan điểm cởi mở và ủng hộ sự đổi mới, ông Atkins được biết đến như một nhà quản lý “có lẽ thường” – người tin rằng các chính sách pháp lý cần tạo điều kiện cho sự phát triển thay vì kìm hãm nó.
Dưới sự dẫn dắt của ông, nhiều chuyên gia dự đoán rằng:
- Các rào cản pháp lý với crypto có thể được giảm bớt, khuyến khích các công ty blockchain hoạt động minh bạch hơn tại Mỹ.
- Các dự án tiền mã hóa sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực thay vì bị đặt trong trạng thái “vùng xám pháp lý.”
- Những sáng kiến như ETF Solana hay các nền tảng DeFi có thể được xem xét một cách công bằng hơn.
Sự thay đổi lãnh đạo tại SEC không chỉ mở ra cơ hội mới cho ngành crypto tại Mỹ mà còn tác động đến cách các quốc gia khác tiếp cận lĩnh vực này. Với tầm nhìn biến Hoa Kỳ thành trung tâm của tiền mã hóa toàn cầu, nhiệm kỳ mới của ông Trump hứa hẹn sẽ là một giai đoạn đầy sôi động cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp blockchain.
Gia tăng quyền quản lý crypto cho CFTC
Thời gian: Giai đoạn đầu năm 2025
Với sự ra đi của Gary Gensler và những chỉ trích nhắm vào cách quản lý cứng nhắc của SEC trong lĩnh vực crypto, chính quyền Tổng thống Trump được cho là sẽ trao thêm quyền quản lý tiền mã hóa cho Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC). Theo đó, CFTC sẽ chịu trách nhiệm giám sát các sàn giao dịch crypto tại Mỹ và các tài sản được phân loại là hàng hóa, bao gồm Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH).
Hiện tại, chỉ có hai đồng tiền mã hóa được xem là hàng hóa tại Mỹ, và cả hai đều đã được SEC phê duyệt để ra mắt các sản phẩm ETF spot trong năm 2024. Việc chuyển giao quyền quản lý sang CFTC không chỉ là nỗ lực tái cấu trúc hệ thống giám sát mà còn là động thái làm giảm bớt quyền lực của SEC – cơ quan vốn bị chỉ trích nặng nề vì cách tiếp cận khắc nghiệt với lĩnh vực crypto.
Trước đây, SEC luôn được coi là tổ chức quyền lực hơn, chịu trách nhiệm quản lý phần lớn các tài sản và cá nhân trong thị trường chứng khoán Mỹ. Ngược lại, vai trò của CFTC lại giới hạn ở các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn (options), và các tài sản truyền thống như vàng, dầu mỏ, và lương thực. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi quản lý của CFTC sang tiền mã hóa có thể đánh dấu một bước chuyển đổi lớn, giúp tạo ra một môi trường pháp lý linh hoạt hơn cho ngành công nghiệp này.
IRS áp dụng quy định KYC đối với các dự án DeFi
Không phải mọi thay đổi pháp lý trong năm 2025 đều mang tính hỗ trợ hoặc được cộng đồng đón nhận. Một trong những ví dụ gây tranh cãi nhất là quy định mới từ Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS), yêu cầu các dự án DeFi thông qua giao diện front-end (như website hoặc ứng dụng truy cập) phải thu thập thông tin người dùng, báo cáo chi tiết các giao dịch tài sản số, và cung cấp mẫu Form 1099 cho công dân Mỹ.
Theo quy định này, các giao diện front-end DeFi sẽ được đối xử tương tự như các nhà môi giới tài chính truyền thống. Họ phải thu thập đầy đủ thông tin cá nhân của người dùng, bao gồm tên, địa chỉ và lịch sử giao dịch, để gửi về IRS phục vụ công tác giám sát thuế. Mặc dù quy định chính thức có hiệu lực vào năm 2027, các nền tảng DeFi được yêu cầu bắt đầu chuẩn bị báo cáo giao dịch từ năm 2026 hoặc thậm chí sớm hơn.
Những lo ngại từ cộng đồng crypto
Quy định KYC của IRS đã gây ra làn sóng phản đối trong cộng đồng crypto, bởi nó đặt ra nhiều thách thức quan trọng:
- Phá vỡ tính phi tập trung
Các nền tảng DeFi vốn được xây dựng trên nguyên tắc phi tập trung và ẩn danh. Việc bắt buộc các front-end phải thu thập và báo cáo dữ liệu người dùng đi ngược lại bản chất cốt lõi này, khiến nhiều người lo ngại rằng DeFi sẽ mất đi sự tự do vốn có. - Thách thức kỹ thuật
Phần lớn các giao thức DeFi không được thiết kế để thu thập hoặc quản lý thông tin cá nhân. Việc tuân thủ quy định mới sẽ đòi hỏi các nền tảng phải tái cấu trúc hệ thống và đầu tư nguồn lực, điều mà nhiều dự án nhỏ không thể đáp ứng. - Phản ứng mạnh mẽ từ các bên liên quan
- Nhà sáng lập Uniswap, Hayden Adams, đã thẳng thắn chỉ trích đây là một quy định “tồi tệ,” làm tổn hại đến sự phát triển của DeFi.
- Hiệp hội Blockchain tuyên bố sẽ phản đối mạnh mẽ, cho rằng điều này vi phạm quyền riêng tư và đi ngược lại tinh thần của blockchain.
- Một số chuyên gia pháp lý cũng cảnh báo rằng quy định này có thể vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính (APA) và có khả năng bị Quốc hội Mỹ bác bỏ.
Tương lai đầy thách thức
Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump cùng Bộ trưởng Tài chính mới có thể điều chỉnh hoặc làm dịu bớt quy định này, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ngành DeFi sẽ thoát khỏi áp lực pháp lý. Quy định của IRS là minh chứng rõ ràng rằng ngành crypto, dù được kỳ vọng phát triển thuận lợi hơn dưới thời Trump, vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn.
Đây cũng là lời nhắc nhở rằng, để tồn tại và phát triển, các nền tảng DeFi không chỉ cần thích nghi với các yêu cầu pháp lý mà còn phải tìm cách bảo vệ giá trị cốt lõi của mình trong một môi trường đầy biến động.
Dự thảo luật stablecoin của Mỹ
Thời gian: Dự kiến trong năm 2025
Sau thời gian đình trệ từ năm 2023 do mâu thuẫn giữa hai đảng, chính quyền Trump được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thông qua dự thảo luật stablecoin trong năm 2025.
Điểm nổi bật:
- Quy định phát hành: Yêu cầu tài sản đảm bảo và kiểm toán định kỳ để duy trì sự ổn định giá trị.
- Quản lý minh bạch: Tăng cường giám sát, giảm nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Bảo vệ người dùng: Minh bạch hoạt động, củng cố niềm tin thị trường.
Dự luật này sẽ tạo khung pháp lý rõ ràng, thu hút sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn, và đưa Mỹ tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm toàn cầu về tiền mã hóa.
Nhiều quy định, khung pháp lý crypto thế giới dự kiến được phê duyệt
Năm 2025, dưới tác động từ chính quyền Tổng thống Trump và sự gia tăng quyền quản lý crypto của CFTC, thế giới sẽ chứng kiến những bước tiến lớn về khung pháp lý tiền mã hóa, không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn cầu.
Khung pháp lý MiCA của EU chính thức có hiệu lực
Thời gian: Ngày 30/12/2024
MiCA (Markets in Crypto-Assets Regulation), khung pháp lý toàn diện đầu tiên của Liên minh Châu Âu dành riêng cho tiền mã hóa, đã chính thức có hiệu lực vào cuối năm 2024. Được thông qua bởi Nghị viện Châu Âu vào tháng 4/2023, MiCA đặt ra các quy định cụ thể cho hầu hết các tài sản mã hóa như stablecoins, tiền mã hóa phi stablecoin, và các dịch vụ liên quan, bao gồm sàn giao dịch và ví lưu ký.
Ý nghĩa và tác động
- Minh bạch và bảo vệ người dùng: MiCA giải quyết các lỗ hổng pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia thị trường.
- Ổn định thị trường: Quy định giúp hạn chế rủi ro và tăng sự ổn định cho thị trường crypto.
- Chuẩn mực quốc tế: Tạo nền tảng pháp lý rõ ràng, định hình tiêu chuẩn toàn cầu cho lĩnh vực tiền mã hóa.
- Thu hút dòng vốn: Mang lại niềm tin cho nhà đầu tư truyền thống, khuyến khích các tổ chức tài chính lớn tham gia vào thị trường.
MiCA không chỉ là một cột mốc quan trọng cho EU mà còn đặt nền móng để các khu vực khác học hỏi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường crypto toàn cầu.
Xu hướng hình thành quỹ dự trữ Bitcoin lan rộng trên toàn cầu
Năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng các quốc gia, tiểu bang và thậm chí cả các công ty tư nhân tham gia vào việc thiết lập quỹ dự trữ Bitcoin. Động lực cho xu hướng này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm sự công nhận ngày càng tăng về giá trị của Bitcoin như một tài sản kỹ thuật số, lo ngại về lạm phát và mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Hoa Kỳ: Các tiểu bang tiên phong đi đầu
Sau những cam kết từ chính quyền Tổng thống Trump và đề xuất tại Thượng viện, nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ đang tích cực khám phá khả năng thành lập quỹ dự trữ Bitcoin.
- Florida: Với quỹ hưu trí khổng lồ trị giá gần 186 tỷ USD và thặng dư ngân sách đáng kể, Florida đang có những điều kiện thuận lợi để đầu tư vào Bitcoin. Các đề xuất bao gồm trích một phần nhỏ từ quỹ hưu trí và sử dụng thặng dư ngân sách để xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin. Bang này hiện đã có các khoản đầu tư liên quan đến tiền mã hóa trị giá 800 triệu USD, và con số này có thể tăng lên đáng kể nếu quỹ dự trữ được thành lập.
- Pennsylvania: Dự luật “Pennsylvania Strategic Bitcoin Reserve Act” đang được đề xuất nhằm cho phép bang đầu tư vào Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác, bao gồm cả các quỹ ETF. Dự luật này kêu gọi phân bổ tối đa 10% các quỹ tài chính của bang vào Bitcoin, một động thái táo bạo cho thấy sự quan tâm nghiêm túc của Pennsylvania đối với tài sản kỹ thuật số.
- Texas: Texas, một bang nổi tiếng với mật độ thợ đào Bitcoin cao nhất ở Mỹ, cũng đang xem xét thành lập quỹ dự trữ Bitcoin. Điểm đặc biệt của dự luật “Texas Strategic Bitcoin Reserve Act” là quỹ sẽ dựa hoàn toàn vào đóng góp tự nguyện và tài nguyên sẵn có, thay vì sử dụng tiền thuế. Hơn nữa, Bitcoin trong quỹ sẽ được lưu trữ trong ví lạnh và chỉ được sử dụng như một tài sản dự trữ chiến lược.
- Ohio: Ohio cũng đang theo đuổi mục tiêu tương tự với dự luật “Ohio Bitcoin Reserve Act”. Dự luật này cho phép Bộ Tài chính bang mua Bitcoin như một phần của chiến lược phân bổ tài sản. Các nhà lập pháp ủng hộ dự luật tin rằng Bitcoin có thể đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ chống lại lạm phát và mang lại lợi ích lâu dài cho bang.
Những tín hiệu gia nhập cuộc đua Bitcoin từ các quốc gia
Bên cạnh những quốc gia và tiểu bang đã có những động thái cụ thể, một số quốc gia khác cũng đang “bắn tín hiệu” cho thấy sự quan tâm đến việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin. Điều này cho thấy xu hướng tích lũy Bitcoin đang ngày càng lan rộng và nhận được sự quan tâm từ nhiều chính phủ trên thế giới.
- Trung Quốc: Mặc dù chính sách tiền mã hóa của Trung Quốc vẫn còn nhiều bí ẩn, cựu CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm tham gia vào cuộc đua tích lũy Bitcoin. Theo CZ, mặc dù các quốc gia nhỏ có thể đi đầu trong việc thiết lập kho dự trữ Bitcoin, một “ông lớn” như Trung Quốc chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội này. Tuy nhiên, CZ cũng thừa nhận rằng việc dự đoán chính sách tiền mã hóa của Trung Quốc là rất khó khăn, và có thể nước này sẽ âm thầm tích lũy Bitcoin trước khi chính thức công bố.
- Hong Kong: Sau lời kêu gọi từ các nhà lập pháp, Hong Kong đang xem xét nghiêm túc việc tích hợp Bitcoin vào dự trữ tài chính quốc gia. Việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu của Hong Kong trong lĩnh vực Web3 và tiền mã hóa tại châu Á mà còn thể hiện khả năng thích ứng nhanh chóng với xu hướng mới. Với việc chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chính sách mở cửa cho tiền mã hóa, bao gồm việc phê duyệt các quỹ ETF Bitcoin và Ethereum, đề xuất này có nhiều khả năng sẽ được ủng hộ.
- Brazil: Một nghị sĩ của Hạ viện Brazil đã đề xuất dự luật tạo ra Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược. Dự luật này đề xuất trích tối đa 5% dự trữ quốc tế của Brazil để mua Bitcoin, nhằm đa dạng hóa tài sản quốc gia và đối phó với biến động tỷ giá hối đoái. Bitcoin cũng được đề xuất như một tài sản thế chấp cho đồng tiền số CBDC sắp tới của Brazil, Real Digital (Drex). Nếu được thông qua, Brazil có thể mua một lượng Bitcoin đáng kể, mở ra một hướng đi mới trong việc sử dụng Bitcoin như một tài sản dự trữ.
- Ba Lan: Một ứng viên tổng thống Ba Lan đã cam kết sẽ tạo ra kho dự trữ Bitcoin nếu đắc cử. Ông nhận được sự ủng hộ từ nhiều người, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa tự do và cánh hữu. Cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan dự kiến diễn ra vào tháng 5/2025, và kết quả của cuộc bầu cử này có thể sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Ba Lan đối với Bitcoin.
- Vancouver (Canada): Hội đồng thành phố Vancouver đã phê duyệt đề xuất chấp nhận Bitcoin để thanh toán thuế, phí và xem xét chuyển đổi một phần quỹ dự trữ tài chính của thành phố sang Bitcoin. Thị trưởng Vancouver cho rằng Bitcoin đã chứng minh được giá trị của mình và là một công cụ bảo vệ hiệu quả trước lạm phát.
Doanh nghiệp truyền thống cũng không đứng ngoài cuộc chơi
Không chỉ các quốc gia và tiểu bang, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực truyền thống cũng bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến việc tích lũy Bitcoin. Điều này cho thấy Bitcoin đang dần được công nhận rộng rãi như một loại tài sản có giá trị, không chỉ trong giới đầu tư tiền điện tử mà còn trong cả giới tài chính truyền thống.
- Microsoft: Mặc dù đề xuất bổ sung Bitcoin vào quỹ dự trữ đã bị các cổ đông bác bỏ trong cuộc họp gần đây, khả năng Microsoft thay đổi quyết định trong tương lai vẫn còn. Đề xuất ban đầu được đưa ra dựa trên tiềm năng sinh lời của Bitcoin và sự thành công của MicroStrategy với chiến lược tương tự. Việc chính phủ Hoa Kỳ sắp tới có thể ban hành các chính sách thân thiện với tiền điện tử và sự rõ ràng hơn về mặt pháp lý cũng có thể là yếu tố thúc đẩy Microsoft xem xét lại quyết định của mình. Trước đây, Microsoft đã từng chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toán nhưng sau đó đã hủy bỏ do biến động giá và thiếu rõ ràng về pháp lý.
- Amazon: Tương tự Microsoft, Amazon cũng nhận được đề xuất từ NCPPR về việc bổ sung ít nhất 5% tài sản vào Bitcoin. Đề xuất này dựa trên việc Amazon đang nắm giữ một lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền đang bị mất giá do lạm phát, trong khi Bitcoin đã chứng minh được khả năng tăng trưởng vượt trội so với các loại tài sản truyền thống. Việc thành lập quỹ dự trữ Bitcoin được xem là một biện pháp giúp Amazon bảo vệ giá trị tài sản và gia tăng lợi ích cho cổ đông trong dài hạn. Quyết định cuối cùng về đề xuất này sẽ được đưa ra sau cuộc họp cổ đông vào tháng 4/2025.
Kỳ vọng Bitcoin và Ethereum đạt ATH mới
Thời gian: Q4/2025
Các nghiên cứu từ Standard Chartered, Bernstein, JPMorgan, và VanEck đồng loạt dự đoán Bitcoin có thể chạm mốc 200.000 USD, trong khi Ethereum vượt 4.000 USD vào cuối năm 2025 nhờ các yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sau:
Chính sách pháp lý tích cực dưới thời Trump
Các chính sách thân thiện với crypto của chính quyền Trump đang định hình hệ sinh thái tiền mã hóa thành một ngành công nghiệp minh bạch, an toàn và hiệu quả hơn.
- Môi trường pháp lý rõ ràng giúp các sàn giao dịch và nhà môi giới dễ dàng niêm yết nhiều token mới, khuyến khích đổi mới và thu hút nhà đầu tư lớn tham gia thị trường.
- Điều này được kỳ vọng sẽ đưa giá Bitcoin và Ethereum, cùng nhiều altcoin khác, đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH).
Bitcoin là tài sản “giảm phát” song hành với vàng
- Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị (như Iran-Israel và Hàn Quốc-Triều Tiên), nhà đầu tư tổ chức và các quỹ phòng hộ xem Bitcoin và vàng là nơi trú ẩn an toàn.
- Một khảo sát tháng 10/2024 cho thấy 76% giới thượng lưu châu Á sở hữu crypto, chủ yếu để phòng ngừa lạm phát và đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Tỷ phú Paul Tudor Jones cũng tin rằng lạm phát tiếp diễn sẽ làm tăng giá trị của cả Bitcoin và vàng.
Dòng tiền mạnh từ các quỹ ETF Bitcoin và Ethereum
ETF Bitcoin Spot – động lực lớn cho BTC
- Kể từ khi ra mắt vào tháng 1/2024, các quỹ ETF Bitcoin spot đã thu hút 35,66 tỷ USD dòng vốn, với tổng tài sản ròng đạt hơn 106,68 tỷ USD, tương đương 1,127 triệu BTC (chiếm 5,7% vốn hóa Bitcoin).
- Các chuyên gia tin rằng nhu cầu mạnh mẽ đối với ETF Bitcoin sẽ tiếp tục thúc đẩy giá BTC tăng trưởng.
Nhu cầu Ethereum – động lực bền vững
- Dù các quỹ ETF Ethereum spot chỉ thu hút 2,68 tỷ USD, Ethereum vẫn là trụ cột của hệ sinh thái DeFi, với hàng loạt giải pháp mở rộng như Arbitrum, Base, OP Mainnet, và ZKsync đều hoạt động trên blockchain Ethereum.
- Các chuyên gia ví von Ethereum như “huyết mạch” của hệ sinh thái DeFi, với hàng loạt giải pháp mở rộng (Rollups) hàng đầu như OP Mainnet, Arbitrum, Base, và ZKsync được xây dựng trên blockchain này. Đặc biệt, token ETH đóng vai trò quan trọng trong nhiều tiện ích của mạng lưới.
- Sức mạnh của Ethereum được khẳng định qua các số liệu tích cực từ CryptoQuant và DappRadar, bao gồm số lượng địa chỉ ví hoạt động hàng ngày (DAA), số địa chỉ ví trên các dApp DeFi (UAW), tổng giá trị tài sản khóa (TVL), và khối lượng giao dịch tích lũy.
- Nhờ đó, Ethereum tiếp tục là “mảnh đất vàng” thu hút các nhà phát triển và người dùng tương tác. Điều này không chỉ tăng khối lượng giao dịch ETH mà còn thúc đẩy sức mua mạnh mẽ đối với token đại diện của nền tảng.
Các đợt thanh lý tài sản crypto lớn đã gần hoàn tất, giảm áp lực bán trên thị trường
Ngoài các yếu tố chính trị và kinh tế, các nhà phân tích nhận định rằng các đợt thanh lý tài sản crypto quy mô lớn như Mt. Gox, Genesis, và việc Chính phủ Mỹ/Đức bán Bitcoin đã gần đi đến hồi kết. Điều này làm giảm áp lực bán, tạo thêm cơ sở để kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường crypto, đặc biệt với Bitcoin và Ethereum, trong năm 2025.
Đáng chú ý, các khoản bồi hoàn tiền mặt tương ứng với giá trị tài sản tiền mã hóa mà người dùng nắm giữ trên sàn FTX tại thời điểm phá sản cũng sẽ được phân phối cho chủ nợ và khách hàng vào đầu năm 2025. Dòng tiền này có thể được tái đầu tư vào thị trường crypto, tạo thêm lực đẩy cho sự tăng trưởng của giá cả và thanh khoản.
Public Mainnet/ Nâng cấp/ TGE
Nâng cấp Pectra của Ethereum
Thời gian: Nửa đầu năm 2025
Sau thành công của bản nâng cấp Dencun với EIP-4844 giúp giảm phí gas đáng kể vào Q1/2024, Ethereum tiếp tục tiến lên với Pectra, một bước tiến chiến lược nhằm nâng cao tốc độ, khả năng mở rộng và trải nghiệm toàn diện cho người dùng lẫn nhà phát triển.
Khác với các nâng cấp trước, Pectra sẽ được chia thành hai phần để giảm thiểu rủi ro kỹ thuật:
- Pectra – Phần 1 (Nửa đầu 2025): Tập trung vào EIP-7251 (tăng giới hạn staking), EIP-7702 (nâng cấp trải nghiệm ví người dùng), và cải thiện quy trình nạp/rút cho các Validator.
- Fusaka – Phần 2 (Dự kiến 2026): Tích hợp cải tiến EVM Object Format (EOF) và PeerDAS, nâng cao hiệu suất và bảo mật.
Pectra được kỳ vọng tiếp tục củng cố vị thế của Ethereum như “huyết mạch” của DeFi, hướng đến tầm nhìn Account Abstraction và gia tăng giá trị cho token ETH.
Blockchain Layer-1
- Monad: Vừa thành lập Monad Foundation để thúc đẩy việc mở rộng và quảng bá blockchain. Động thái này cho thấy khả năng sắp triển khai mainnet và ra mắt token.
- Berachain: Đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho mainnet và đồng tiền riêng.
- Initia: Hé lộ tiến trình triển khai mainnet qua đoạn mã code hiện đang đóng băng, báo hiệu khả năng TGE sắp diễn ra.
- Story Protocol: Nhà sáng lập đã ám chỉ TGE sẽ diễn ra vào Q1/2025.
- Particle Network: Sau khi triển khai mainnet vào 03/12/2024, dự án có khả năng tiến hành TGE trong năm 2025.
Hệ sinh thái Ethereum
- Unichain: Layer-2 dựa trên OP Stack của Uniswap sẽ ra mắt mainnet vào đầu tháng 01/2025.
- Snapchain: Blockchain riêng của mạng xã hội Farcaster dự kiến triển khai mainnet vào Q1/2025.
- Abstract Chain: Layer-2 do công ty mẹ của Pudgy Penguins phát triển.
- Soneium: Layer-2 Ethereum từ Sony, hiện đang thử nghiệm testnet Minato, dự kiến sắp mainnet.
- Symbiotic: Giao thức restaking cạnh tranh với EigenLayer, dự kiến mainnet trong năm 2025.
- Namechain: Layer-2 của ENS (Ethereum Name Services), dự kiến hoạt động cuối năm 2025.
- Linea: Layer-2 từ Consensys (MetaMask), dự kiến phát hành token LINEA vào Q1/2025.
- Eclipse: Đã triển khai mainnet, tiềm năng TGE sắp tới với Tap-to-Earn Turbo.
- Morph: Đang mainnet farm Points mùa 2 sau khi hoàn tất testnet.
- Hemi Network: Modular blockchain layer-2, dự kiến mainnet vào Q1/2025 sau khi gọi vốn 15 triệu USD từ Binance Labs.
- Satori: Nền tảng perpetual phi tập trung, đã công bố phân bổ airdrop.
- Kontos Protocol: Dự kiến TGE vào Q1/2025 sau khi công bố tokenomics.
- Mint Blockchain: Sắp TGE token MINT vào Q1/2025 sau sự kiện airdrop “NFT Legends Season.”
- Karak: Restaking layer-2, khả năng TGE sau gần 1 năm triển khai mainnet.
- Elixir Protocol: Dự kiến TGE trong Q1/2025.
- Orbiter Finance: Đang hoàn thiện tokenomics để chuẩn bị TGE, cũng từng công bố kế hoạch xây dựng layer-2 riêng.
Hệ sinh thái Solana
- Sonic SVM: Dự án game tap-to-earn trên TikTok sẽ TGE token SONIC vào 07/01/2025.
- Jupiter: Sàn DEX trên Solana, dự kiến airdrop token cho người dùng trung thành vào tháng 01/2025.
- Zeta Markets: Dự kiến ra mắt layer-2 riêng Zeta X vào Q1/2025.
- Solayer: Giao thức restaking, khả năng TGE trong Q1/2025 sau khi giới thiệu token LAYER.
- Backpack: Đang hé lộ kế hoạch ra mắt token nhưng chưa công bố chi tiết.
Các dự án Bitcoin Layer-2
- BOB: Mạng layer-2 lai trên Bitcoin và Ethereum, khả năng ra mắt token sau khi tham gia “Superchain” của Optimism.
- Mezo Network: Đang testnet với chương trình Earn Points, dự kiến TGE vào nửa đầu năm 2025.
- Lombard: Liquid restaking Bitcoin trên Babylon, khả năng airdrop token sau chương trình stake BTC.
- Corn: Layer-2 Ethereum tập trung vào DeFi Bitcoin, dự kiến ICO 2.0 vào đầu năm 2025.
NFT Marketplace
- OpenSea: Có khả năng ra mắt token sau khi đăng ký pháp nhân OpenSea Foundation.
- Doodles: Được cộng đồng đồn đoán sẽ phát hành token qua các thông điệp ẩn ý.
- Animecoin: Token từ AnimeChain (Azuki), dự kiến TGE vào năm 2025.
Một số dự án khác
- Nodepay: Link kiểm tra airdrop đã mở, token dự kiến niêm yết trên Bitget ngày 06/01/2025.
- Xterio: Công bố lịch TGE ngày 08/01/2025.
- Sahara AI: Lên kế hoạch khởi chạy mainnet vào Q3/2025.
- Polymarket: Huy động 74 triệu USD, khả năng cao sẽ có airdrop dù chưa xác nhận chính thức.
Khả năng có thêm ETF Crypto được phê duyệt
Năm 2025 được dự báo sẽ là cột mốc quan trọng cho các quỹ ETF crypto, tiếp tục xu hướng hợp pháp hóa và chính thống hóa thị trường tiền mã hóa.
- Bối cảnh: Các chính sách thân thiện từ chính quyền Mỹ và thành công của các quỹ ETF Bitcoin, Ethereum trước đó đã mở đường cho hàng loạt đề xuất mới.
- Các tổ chức tham gia: Các công ty tài chính lớn như Bitwise, Grayscale, WisdomTree và Canary Capital đang mở rộng các sản phẩm ETF sang các tài sản như SOL, XRP, DOT, HBAR và các quỹ hỗn hợp (ADA, AVAX, LINK, BCH, UNI).
- Tác động:
- Tăng thanh khoản và sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức.
- Mở rộng cơ hội đầu tư crypto đến các nhà đầu tư truyền thống.
- Đưa crypto đến gần hơn với thị trường tài chính toàn cầu nhờ tính minh bạch và đáng tin cậy.
Theo Bloomberg, hiện có 16 đề xuất ETF đang chờ phê duyệt với hạn trải dài suốt năm 2025. Đây có thể là động lực chính thúc đẩy một làn sóng tăng trưởng mới cho thị trường crypto.
Xu hướng Real World Asset (RWA)
Token hóa tài sản thật (RWA) là xu hướng nổi bật, đánh dấu sự chuyển đổi của các tổ chức tài chính truyền thống sang blockchain.
Các dự án và kế hoạch đáng chú ý:
- BBVA:
- Phát hành stablecoin riêng vào năm 2025 với hỗ trợ từ Visa.
- Tạo lớp thanh toán cho các sàn giao dịch tài sản token hóa.
- Kinexys Digital Payments (JPMorgan): Ra mắt tiền ngoại hối token hóa (USD, EUR) vào Q1/2025.
- Goldman Sachs: Kế hoạch triển khai 3 quỹ token hóa, thu hút các nhà đầu tư tổ chức.
- MAS (Singapore): Dự án Project Guardian chính thức hoạt động, thúc đẩy token hóa tài sản ở châu Á.
- Coinbase: Ra mắt quỹ token hóa để khai thác thị trường tài sản truyền thống.
Các đối thủ đã dẫn đầu:
- Standard Chartered: Ra mắt nền tảng token hóa Libeara (11/2023).
- UBS: Triển khai quỹ token hóa uMINT trên Ethereum (11/2024).
- Franklin Templeton: Ghi nhận giao dịch và quyền sở hữu tài sản trên blockchain public với quỹ FOBXX, hỗ trợ token BENJI từ tháng 4/2024.
Tầm nhìn:
RWA không chỉ giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí mà còn mở ra cơ hội lớn để các tổ chức tài chính truyền thống ứng dụng blockchain, được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong năm 2025.
Lời kết
Năm 2025 hứa hẹn là một năm bùng nổ cho thị trường tiền mã hóa với hàng loạt sự kiện quan trọng, từ việc mở rộng quỹ ETF, xu hướng RWA đến các nâng cấp lớn trong công nghệ blockchain.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần lưu ý các rủi ro về chính sách và công nghệ, để nắm bắt tốt cơ hội trong bối cảnh thị trường liên tục biến động. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức phía trước. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem qua bài viết tổng quan theo góc nhìn từ Daily84. Hãy để lại ý kiến của bạn nhé!
Disclaimer: Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư, mọi tổ chức hay cá nhân tự chịu trách nhiệm với mọi quyết định và tài sản của chính mình. Nhà đầu tư cần tự tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định, chúc các bạn thành công!
- Mở tài khoản Binance để được hỗ trợ 70% cashback ngay hôm nay: https://accounts.binance.com/register?ref=HZMX3R2N
- Tham gia ngay cộng đồng của của Daily84 https://x.com/Daily84com để cập nhật thông tin đầy đủ và thường xuyên bạn nhé